30 NĂM ỨNG PHÓ VÀ CƠ HỘI CHẤM DỨT ĐẠI DỊCH AIDS TẠI VIỆT NAM
Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Hải Phòng
THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 (Đến 19h, ngày 13/3/2021)

I. Thông tin phòng chống dịch Covid-19 thế giới:  
Có 119.712.025 ca mắc, 2.653.622 ca tử vong, trên 219 quốc gia, lãnh thổ. 
Danh sách 3 quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:
- Mỹ: 29.993.423 người mắc; 545.544 người tử vong.
- Ấn Độ: 11.366.316 người mắc; 275.276 người tử vong.
- Brazil: 11.333.728 người mắc; 158.483 người tử vong.

1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cấp phép lưu hành khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J), đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 được WHO cấp phép và là vaccine ngừa COVID-19 tiêm 1 liều đầu tiên.
Quyết định này của WHO đã mở đường cho việc sử dụng vaccine của J&J như một phần của sáng kiến COVAX nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine ở những nước nghèo. Khoảng 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của J&J đã được cam kết phân phối, muộn nhất là từ tháng 7 tới.
2. Brazil đã vượt qua Ấn Độ về tổng số ca mắc COVID-19, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Trong khi số ca mắc COVID-19 trên thế giới đang giảm ở nhiều nơi trong những tuần gần đây nhờ giãn cách xã hội và tiêm chủng đại trà, thì Brazil lại trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Số ca mắc và tử vong tăng vọt sau các cuộc tụ tập hồi cuối năm 2020 và lễ hội Carnival. Các bệnh viện khắp Brazil đang quá tải, buộc nhiều thống đốc bang phải áp đặt giờ giới nghiêm và đóng cửa doanh nghiệp.
3. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tích trữ hàng chục triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca vẫn chưa được cấp phép sử dụng. Điều này khiến EU bất bình và cho rằng nên dùng số vaccine này cho công dân các quốc gia khác.
4. Ngày 13/3, Bộ Y tế Philippines đã ghi nhận 5.000 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2, mức cao nhất trong vòng gần 7 tháng qua, nâng tổng số ca nhiễm của nước này lên 616.611 ca; ghi nhận thêm 72 ca, tổng số ca tử vong đã lên tới 12.766 ca. Cũng trong ngày 13/3 nước này đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Brazil.
5. Nghiên cứu đăng ngày 10/3 trên tạp chí Nature Medicine các bệnh nhân COVID-19 có trên 5 triệu chứng trong tuần đầu nhiều khả năng sẽ là “bệnh nhân COVID-19 dai dẳng”. thuật ngữ để chỉ những bệnh nhân có triệu chứng bệnh lâu hơn 28 ngày. 5 triệu chứng bao gồm: mệt, đau đầu, khàn giọng, đau cơ và khó thở. 

II. Thông tin phòng chống dịch Covid-19 Việt Nam:  
- Bản tin 18h ngày 13/3, Việt Nam không 3 ghi nhận ca mắc COVID-19; 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Bà Rịa - Vũng Tàu; 02 ca tại Hải Dương. BN2552. BN2553 tại TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là công nhân Công ty Poyun. Kết quả xét nghiệm ngày 12/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- Tính đến 18h ngày 13/03: Việt Nam đã có 2.553 ca mắc COVID-19; đang điều trị 428 ca, điều trị khỏi 2.086 ca, tử vong 35 ca. 
- Việt Nam có tổng cộng 1592 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 901 ca.
- Hà Nội, đã 25 ngày; Hải Phòng: đã 18 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

1.  Theo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19, chính sách cụ thể liên quan "visa vaccine" phải căn cứ vào tính an toàn, khả năng miễn dịch của từng loại vaccine.
2.  Theo báo cáo nhanh từ các địa điểm tiêm chủng, Chương trình TCMR quốc gia đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm chủng bốn ngày đầu vắc-xin Covid-19 AstraZeneca. Tuyệt đại đa số là phản ứng thông thường sau tiêm chủng đã được khuyến cáo, như đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng đau tại chỗ tiêm, buồn nôn… Chương trình TCMR đánh giá, thực tế triển khai tiêm chủng trong bốn ngày đầu diễn ra an toàn, các trường hợp có phản ứng sau tiêm nằm trong tỷ lệ cho phép.
3. Theo các chuyên gia y tế Việt Nam việc có vắc-xin nhập khẩu là đặc biệt quan trọng, nhưng để hình thành giải pháp bền vững ứng phó các biến chủng của SARS-CoV-2, thì việc thúc đẩy nhanh sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 trong nước cần được ưu tiên hàng đầu.
4.  Sau nhiều ngày đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, sáng 13-3, phần lớn các đình, đền, chùa và di tích trên địa bàn Hà Nội đã mở cửa đón khách, bố trí các lực lượng chức năng tăng cường nhắc nhở, kiểm tra du khách và đại đa số người dân tự giác chấp hành các quy định phòng, chống dịch.

III.  Thông tin phòng chống dịch Covid-19 tại Hải Phòng: 
- Tổng số ca mắc: 04 ca (BN1561 đã công bố khỏi bệnh);
- Tổng số ca đang theo dõi, điều trị: 3 ca (BN 2385, BN2391, BN2392); tình trạng sức khỏe ổn định.   
- Số ca nhiễm mới đến 18h ngày 13/3/2021: 0 ca
- Thực hiện cách ly trong ngày:
+ Số đang cách ly tập trung: 410 người (số vào trong ngày: 11 người)
+ Số đang cách ly tại khách sạn: 680 người (số vào trong ngày: 43 người)
+ Số đang cách ly tại nhà: 203 người 

* Các hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

1. Ngày 13/3, BV Hữu nghị Việt Tiệp tiêm phòng cho 58 nhân viên y tế (nâng tổng số NVYT được tiêm lên 205 người); các trường hợp sau tiêm sức khỏe ổn định, bình thường.   
2. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc với người bệnh (F1, F2), các ca bệnh nghi ngờ, người về từ vùng dịch, hoặc có đi qua địa điểm theo các Thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế.
3. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, truyền thông tại cộng đồng về cài đặt Bluezone, Khai báo y tế bằng QR Code, sử dụng Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 qua covidmaps.haiphong.gov.vn ..../

Tổ thông tin báo cáo P/C Covid-19 Sở Y tế Hải Phòng (tổng hợp)

 
Thông tin mới nhất




Đăng nhập